Ăn dặm là giai đoạn phát triển quan trọng của bé. Ở mỗi giai đoạn, bé sẽ có nhu cầu ăn dặm khác nhau do hệ tiêu hóa phát triển từng ngày. Vì vậy, mẹ cần nắm được lịch ăn dặm cho bé theo từng tháng tuổi để xây dựng thực đơn ăn dặm khoa học, bé dễ hấp thu dưỡng chất và phát triển toàn diện nhé!
Nội dung chính
Nguyên tắc xây dựng lịch ăn dặm theo tháng tuổi mẹ nên biết
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ cần chú ý lượng ăn của bé theo từng tháng tuổi. Để từ đó sắp xếp thời gian ăn dặm khoa học, hợp với thể trạng của bé. Bên cạnh đó, việc tuân thủ lịch trình ăn dặm đều đặn cũng giúp bé rèn luyện thói quen ăn uống tốt hơn.
Để lên lịch ăn dặm cho bé theo từng tháng tuổi, mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
Thời gian để trẻ tiêu hóa hết thức ăn
- Thời gian để bé tiêu hóa sữa mẹ từ 1 – 2 tiếng
- Đối với sữa công thức thời gian tiêu hóa là từ 2 – 3 tiếng
- Thời gian tiêu hóa thức ăn thông thường như cháo bột cần 4 – 5 tiếng
- Thời gian tiêu hóa thức ăn nhẹ gồm nước hoa quả, cháo loãng cần 3 – 4 tiếng.
- Thời gian để tiêu hóa thịt hoặc thức ăn nhiều dầu, mỡ cần 5 – 6 tiếng.
Có thể thấy, thời gian ăn dặm của con, mẹ chỉ cần đảm bảo mỗi bữa cách nhau 4 – 6 tiếng là phù hợp.
Lượng ăn cho bé theo từng tháng tuổi
Ở giai đoạn 6 – 8 tháng tuổi: Mẹ chỉ cần cho bé ăn 1 bữa/ ngày có thể là vào buổi sáng hoặc buổi chiều tối. Mẹ có thể chọn thời gian phù hợp cho cả mẹ và bé, đảm bảo sao mẹ không vội vã và bé cũng không mệt mỏi. Lượng ăn ở thời điểm này mẹ chỉ cần nấu một lượng nhỏ (Chỉ cho bé ăn thử một vài miếng hoặc muỗng cà phê thức ăn). Ngoài ra, lượng sữa của bé mẹ vẫn phải đảm bảo đủ.
Giai đoạn 9 – 12 tháng tuổi: Ở thời điểm này, mẹ có thể cho bé ăn 3 bữa/ ngày, ngoài việc uống sữa thường. Bữa trưa, bữa phụ có thể gồm 1 món chính và 1 món tráng miệng như trái cây, sữa để bé thích nghi.
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể tăng dần lượng chất rắn bằng cách cho bé làm quen với thức ăn đặc. Cho bé ăn thử 1 – 2 muỗng mỗi món để biết bé thích thú với món ăn không.
Giai đoạn trẻ 1 tuổi trở lên: Mẹ cần đảm bảo ít nhất 3 bữa ăn/ ngày, thực phẩm phải đáp ứng 4 nhóm dinh dưỡng: Chất bột đường, béo, protein, vitamin và khoáng chất.
Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung 2 bữa ăn nhẹ xen kẽ các bữa chính. Các thực phẩm chuẩn bị cho bữa phụ như trái cây, rau nấu chín, sữa chua tiệt trùng, phô mai, bánh mì nướng,….
Lịch ăn dặm cho bé theo từng tháng tuổi áp dụng theo phương pháp easy
Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho mẹ lịch ăn dặm cho bé theo từng tháng tuổi, dựa trên phương pháp ăn dặm easy.
Easy là một trong những phương pháp rèn luyện nếp sinh hoạt cho bé từ giai đoạn sơ sinh được giới thiệu trong cẩm nang nuôi dạy trẻ Baby Whisperer – Tác giả Tracy Hogg.
Những em bé áp dụng phương pháp Easy sẽ hoạt động theo chu kỳ sinh hoạt nhất định và được lặp đi lặp lại từ khi bé thức dậy cho đến khi vào giấc ngủ đêm.
Lưu ý: Phương pháp khó áp dụng nếu sống chung với ông bà. Bởi Easy yêu cầu trẻ phải sinh hoạt đúng giờ giấc. Với những trẻ sinh thiếu tháng hay mắc bệnh lý bẩm sinh không được khuyến khích áp dụng.
Lịch ăn dặm cho bé theo từng tháng tuổi theo phương pháp Easy, yêu cầu cha mẹ cần sự kiên trì và tố chất tâm lý tốt, nếu không rất dễ bỏ cuộc giữa chừng.
Chu kỳ 4h áp dụng cho bé 6 tháng tuổi
Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, thời gian giữa các cữ bú bé giãn ra, giấc ngủ ngày ngắn lại và ban đêm bé thức dậy nhiều lần. Mẹ có thể tham khảo lịch dưới đây để điều chỉnh sinh hoạt phù hợp cho bé.
- 7h: Bé thức dậy, mẹ vệ sinh cá nhân và cho bé vận động nhẹ nhàng. Sau đó ăn bữa sáng trong khoảng 30 phút.
- 9h – 11h: Mẹ ru bé ngủ giấc ngủ ngắn khoảng 2 tiếng.
- 11h: Bé thức dậy ăn bữa ăn, sau đó mẹ thực hiện các hoạt động vui chơi, đọc sách cho bé.
- 13h – 15h: giấc ngủ ngắn buổi trưa
- 15h: Thời gian ăn bữa phụ và chơi vận động
- 17h – 17h30: Bé có giấc ngủ chiều ngắn trong 30 phút
- 17h30: Nếu bé đói mẹ có thể cho bé ăn bữa phụ bánh trái hoặc trái cây, sữa.
- 18h30: Mẹ cho bé đi tắm và chuẩn bị bữa ăn tối.
- 19h00: Bé ăn bữa tối và vào giấc ngủ đêm.
Lịch ăn dặm cho bé theo từng tháng tuổi áp dụng chu kỳ 2 – 3 – 4h
Mẹ có thể áp dụng chu kỳ 2 – 3 – 4h cho bé từ 7 tháng tuổi trở lên. Đặc điểm của chu kỳ này là bé ngủ 2 giấc chính, các cữ ăn cách nhau 4 giờ, ban đêm bé có xu hướng ngủ muộn hơn. Lịch ăn dặm và sinh hoạt gợi ý cho mẹ.
- 7h: Bé thức dậy vệ sinh cá nhân, sau đó uống sữa hoặc ăn sáng. Mẹ cho bé vận động khoảng 2 tiếng.
- 9h: Cữ ngủ đầu tiên trong ngày khoảng 2 tiếng
- 11h: Bé ăn bữa trưa, sau khi ăn xong sẽ nghỉ ngơi khoảng 15 – 20 phút rồi vận động nhẹ.
- 14h: Thời gian ngủ cữ 2 từ 1,5 – 2 tiếng
- 15h30 – 16h: Mẹ chuẩn bị bữa phụ chiều cho bé
- 16h – 20h: Mẹ tắm cho bé, ăn dặm bữa tối rồi đọc sách hoặc trò chuyện cùng bé.
- 20h: Bé đi ngủ và kết thúc lịch sinh hoạt.
Hướng dẫn cho trẻ ăn dặm theo từng tháng tuổi – Chu kỳ 5h
Bé từ 11 tháng tuổi trở lên thường chỉ ngủ 1 giấc vào buổi trưa và ban đêm ngủ 10 – 12 tiếng, ít khi dậy ăn đêm. Mẹ có thể tham khảo lịch sinh hoạt sau:
- 7h: Bé ngủ dậy, mẹ vệ sinh cá nhân, uống sữa hoặc ăn dặm bữa sáng
- Từ 7h – 11h: Bé sẽ tham gia các hoạt động rèn luyện trí não hoặc thể chất.
- 11h30: Mẹ chuẩn bị bữa ăn trưa cho bé
- 12h00: Bé ngủ trưa khoảng 2 tiếng rưỡi.
- 14h30: Bé dậy uống sữa và ăn bữa phụ
- 18h30 – 19h00: Bé ăn tối sau đó vệ sinh cá nhân. Mẹ đọc truyện hoặc vui chơi cùng bé.
- 19h30: Bé đi ngủ giấc đêm.
Tham khảo thực đơn ăn dặm theo tháng của trẻ
Sau khi tìm hiểu lịch ăn dặm cho bé theo từng tháng, chúng ta hãy cùng khám phá mẫu thực đơn ăn dặm phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 – 7 tháng tuổi
Thời kỳ này hệ tiêu hóa của bé còn non nớt và chỉ mới đang tập làm quen ăn dặm. Do đó, mẹ nên chú ý thực hiện đúng 3 nguyên tắc sau:
- Ăn từ loãng đến đặc
- Ăn từ ít đến nhiều
- Ăn từ ngọt đến mặn
Mẹ có thể tham khảo thực đơn tuần chi tiết dưới đây cho bé:
Thời gian |
Món ăn dặm |
Thứ 2 |
Cháo mịn bí đỏ và sữa |
Thứ 3 |
Cháo mịn cà rốt và bông cải |
Thứ 4 |
Cháo mịn khoai tây và sữa |
Thứ 5 |
Cháo mịn trứng và cà chua |
Thứ 6 |
Cháo mịn bí đỏ và rau cải xoăn |
Thứ 7 |
Cháo mịn nấu hạt sen |
Chủ nhật |
Cháo mịn bắp cải và đậu xanh |
Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi
Theo WHO, bên cạnh 700 – 800ml sữa mẹ/ sữa công thức, mẹ cần duy trì từ 2 – 3 bữa ăn chính/ ngày cho bé. Để kích thích vị giác bé, mẹ cũng cần thường xuyên đổi món, bổ sung thêm các món luộc để bé quen dần với đồ ăn cũng như cách cầm, nắm, mút thức ăn.
Thời gian |
Món ăn dặm |
Thứ 2 |
Cháo cá chép nấu với rau ngót, bột ăn dặm nấu với khoai tây, nước ép dưa hấu cho bé. |
Thứ 3 |
Cháo thịt bò nấu với rau ngót, sinh tố bơ, cháo ức gà rau cải. |
Thứ 4 |
Cháo đậu đỏ thịt băm, cháo cá thu với bông cải xanh, nước ép cà rốt. |
Thứ 5 |
Cháo cá hồi nấu cùng bí đỏ, súp lơ ăn cùng hạt đậu lăng. Thịt gà, cháo yến mạch. |
Thứ 6 |
Cháo tôm sú, khoai tây ăn với đậu Hà Lan. Bột yến mạch, bí xanh và sữa. |
Thứ 7 |
Cháo tim, rau dền, cà rốt. Đậu cô ve, súp khoai tây mix cùng trứng gà. |
Chủ nhật |
Bột tôm khoai mỡ, cháo bào ngư hầm gà ác, sữa hạnh nhân. |
Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên
Lúc này hệ tiêu hóa và răng miệng của trẻ đã được hoàn thiện nên có thể ăn được nhiều món. Chính vì vậy khi lên lịch ăn dặm cho bé theo từng tháng tuổi cũng cần chú ý sự thay đổi các món ăn.
Thời gian |
Món ăn dặm |
Thứ 2 |
Cơm dầm nát, cà chua nghiền, canh thịt bằm, một múi cam. |
Thứ 3 |
Cơm nát, tôm xào cùng bông súp lơ, canh rau mồng tơi cua đồng, sữa chua. |
Thứ 4 |
Cháo yến mạch nấu cà rốt, bông cải xanh luộc, dưa gang dầm. |
Thứ 5 |
Cơm nát, lươn xào cùng nghệ, canh bí đỏ thịt băm, chuối chín. |
Thứ 6 |
Cơm nát, canh rau muống nấu ngao, cá hồi áp chảo, bưởi. |
Thứ 7 |
Cơm nát, đậu hũ hấp, canh cà rốt nấu thịt heo bằm, xoài chín. |
Chủ nhật |
Cơm nát, thịt bò băm xào hành tây, canh cua nấu rau đay, đu đủ chín. |
Một số lưu ý khi chế biến đồ ăn dặm cho bé
Bên cạnh việc tìm hiểu thông tin lịch ăn dặm cho bé theo từng tháng tuổi, mẹ cũng cần chú ý cách chế biến đồ ăn dặm.
- Mẹ nên chọn những thực phẩm năng lượng, dinh dưỡng và vitamin, khoáng chất cho trẻ như rau, củ quả, các loại hải sản,… Khi mua đồ cần đảm bảo tốt yếu tố thực phẩm sạch, có nguồn gốc an toàn.
- Để bé tiêu hóa tốt, mẹ hãy xay nhuyễn thực phẩm, nấu súp hoặc nấu cháo,…
- Khi nấu ăn, mẹ cần đảm bảo yếu tố sạch sẽ, vệ sinh tay và dụng cụ nấu ăn. Đặc biệt, muỗng bát của bé phải tiệt trùng.
- Mẹ nên hạn chế nêm nếm gia vị, không nên cho bé ăn quá mặn, gây ảnh hưởng đến gan, thận bé.
Để tiết kiệm thời gian mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng, mẹ đừng quên tham khảo cách nấu đồ ăn dặm cho bé bằng nồi nấu cháo chậm Bear. Đây là dòng sản phẩm lý tưởng cho các gia đình có trẻ nhỏ trong đồ ăn dặm.
Nồi nấu cháo chậm Bear có đa dạng dung tích, tích hợp đa dạng tiện ích. Đặc biệt là phương pháp hấp cách thủy giúp thức ăn dặm của bé sánh nhuyễn mà vẫn giữ trọn dưỡng chất.
Mẹ hãy tham khảo ngay các dòng sản phẩm nồi nấu cháo chậm Bear tại website: https://bearvietnam.store/noi-bear/noi-nau-chao-cham-bear/ hoặc liên hệ trực tiếp 2 fanpage dưới đây:
Lời kết
Trên đây là bài viết chia sẻ lịch ăn dặm cho bé theo từng tháng, mẹ có thể tham khảo và áp dụng. Tuy nhiên, mẹ cũng nên lưu ý không cần cứng nhắc, hãy theo dõi nhu cầu và sở thích của trẻ từ đó xây dựng thực đơn đa dạng, khoa học, tốt cho sức phát triển của bé.